Posted in Bí Quyết, Uncategorized, Y học

8 Dấu Hiệu Của Trầm Cảm Ngầm Mà Có Thể Chúng Ta Đang Trải Qua

Trầm cảm là một căn bệnh rất nghiêm trọng. Nó có thể bị nhầm lẫn với các dấu hiệu mệt mỏi thông thường, hoặc nhầm với biểu hiện của tham công tiếc việc quá độ, hoặc ngược lại, hạnh phúc giả tạo. Buồn bã, thiếu động lực, mất đi sức mạnh thể chất và tinh thần chỉ là một vài đặc điểm của căn bệnh này.

Chỉ có bác sĩ mới có thể chẩn đoán chính xác căn bệnh trầm cảm, nhưng bạn vẫn tự có thể chú ý đến những rối loạn cảm xúc này của bản thân.

Chúng tôi quyết định tìm hiểu thêm một số dấu hiệu ít rõ ràng khác của trầm cảm nhằm giúp bạn phòng tránh hệ quả tiêu cực của căn bệnh này.

8. Suy nghĩ triết lý

blog jan 5

Những người đang chịu đựng căn bệnh trầm cảm ngầm thường hay nói về những chủ đề triết lý, và sử dụng các câu văn rất trừu tượng. “Việc như thế luôn xảy ra với tôi,” thay vì phải nói, “Tôi bị thiếu ngủ.” “Câu đó chẳng có ý nghĩa gì cả,” thay vì, “Tôi nghĩ tôi cần phải sử dụng từ/cụm từ khác để diễn đạt.”

Như một quy tắc, những người trầm cảm thích thảo luận về ý nghĩa của cuộc sống, và họ thường xuyên làm việc này. Ngôn từ mà họ sử dụng thường trừu tượng và chung chung. Các nhà tâm lý học cho rằng, suy nghĩ của bạn càng rõ ràng chi tiết bao nhiêu, thì khả năng bạn đang hạnh phúc sẽ cao hơn.

7. Tìm kiếm lý do nguỵ biện

blog jan 5 (2)

Những người bị trầm cảm thường nguỵ biện để che dấu mong muốn và nỗi buồn thực sự của họ. Ví dụ, họ tự tạo ra một câu chuyện rất cảm động về lý do tại sao họ không thể tham gia bữa tiệc sinh nhật của một người bạn, hoặc tại sao họ không thể ăn trưa cùng với đồng nghiệp. Những lý do đầy thuyết phục chính là vỏ bọc để họ không làm phiền bất kỳ ai về trạng thái cảm xúc của họ.

6. Thiếu phản ứng phù hợp

blog jan 5 (3)

Những người bị trầm cảm có thể nhìn nhận thực tế xung quanh khác với chúng ta. Họ có thể đồng ý với mọi người, ngừng biểu đạt ý kiến và nguyện vọng cá nhân, ngừng nhận biết việc bị sỉ nhục, hoặc không cảm thấy đau cho dù việc đó là điều hiển nhiên: ví dụ, không thấy đau buồn khi mất đi người thân.

5. Các căn bệnh về thần kinh

blog jan 5 (4)

Khi bị trầm cảm, người bệnh thường phàn nàn về các cơn đau tim, tay và chân bị căng cứng, khó thở, đau đầu, đau răng và một số dấu hiệu khác. Nhưng khi đi kiểm tra sức khoẻ thì mọi thứ đều bình thường. Nhiều nơi trên cơ thể bị đau dẫn đến tình trạng mất thăng bằng. Các cơn đau gây lo lắng và căng thẳng, tạo nên một vòng tuần hoàn xấu và khiến cho người bệnh bị các bệnh lý về thần kinh.

4. Nghĩ mà không làm

blog jan 5 (5)

Khi đang bị trầm cảm, người bệnh sẽ bị ám ảnh với một số thứ. Họ chắc chắn rằng họ đang tìm kiếm câu trả lời, nhưng những suy nghĩ ám ảnh ấy không giúp họ giải quyết vấn đề. Ngược lại, họ tự ảo tưởng rằng bản thân đang cố gắng tìm câu trả lời. Rất dễ nhận biết nếu người thân hoặc bạn bè của bạn đang có những suy nghĩ ám ảnh: người bệnh thường buồn rầu, lơ đãng, chỉ nói về một vấn đề, và không hề có ý định bắt tay vào thay đổi mà chỉ bàn luận. Chúng ta có thể lấy một ví dụ từ bộ phim Trí Lực Siêu Phàm. Người anh hùng của Bradley Cooper luôn bị ám ảnh về việc viết sách và thành công nhờ viết sách. Anh ta rơi vào trầm cảm và lãnh đạm, cuối cùng mất đi người thân và bạn bè, từng người từng người một.

3. Bề ngoài không gọn gàng

blog jan 5 (6)

Tình trạng trầm cảm ảnh hưởng đến bề ngoài của một người. Nếu một người không còn tuân thủ các quy tắc về vệ sinh và không giữ nhà cửa sạch sẽ, bạn có lý do để tự hỏi liệu mọi chuyện có đang ổn hay không. Điều này áp dụng cho những người chưa bao giờ có vấn đề về việc vệ sinh gọn gàng.

2. Sự thay đổi về năng suất làm việc

 

blog jan 5 (7)

Đây cũng là một dấu hiệu xấu. Người bệnh không thể hoàn thành các công việc hàng ngày, quên trước quên sau, thường xuyên mệt mỏi, và cảm thấy mọi việc làm của bản thân đều vô nghĩa. Hoặc ngược lại, một người thụ động bỗng trở thành người tham công tiếc việc với một lịch trình dày đặc, cố gắng để thành công. Họ đang cố gắng thoát khỏi cảm xúc của bản thân và khiến cuộc sống của họ có ý nghĩa hơn.

1. Phô trương hạnh phúc

 

blog jan 5 (8)

Mọi người thường có xu hướng che giấu trầm cảm đằng sau một tinh thần tích cực. Và, kết quả là, họ thực sự trông như người hạnh phúc nhất và vô ưu nhất trên thế giới. Họ tránh những cuộc trò chuyện nghiêm túc và chỉ cười cho qua khi thảo luận về những chủ đề khó. Bạn chỉ có thể hiểu và giúp đỡ họ khi có một cuộc trò chuyện dài và đáng tin cậy.

Làm thế nào để giúp đỡ mọi người và bản thân bạn:

  • Bạn có thể kiểm tra bản thân với sự giúp đỡ từ Thang Đánh Giá Trầm Cảm Beck hoặc Thang Tự Đánh Giá Trầm Cảm Zung
  • Nếu bạn nhận ra một người thân hoặc bạn bè đang bị trầm cảm, hãy cố trò chuyện về sức khoẻ và các vấn đề của họ. Hãy nói rằng bạn sẵn sàng giúp đỡ. Nếu người đó từ chối, hãy để họ một mình một thời gian và quan sát các biểu hiện của họ.
  • Đừng đánh giá thấp các vấn đề của người thân và bạn bè, và đừng cười nhạo. Những từ như “vui lên đi,” “đừng như thế,” và “bình tĩnh lại” thật sự không giúp ích gì.
  • Giúp đỡ các công việc nhà và việc thường ngày, bởi vì trầm cảm lấy hết tất cả sức mạnh thể chất lẫn tinh thần của người bệnh
  • Đừng khiến cho người bị trầm cảm phải sống một cuộc đời năng động nếu họ chưa sẵn sàng như vậy.
  • Hãy “nhấn nút tạm dừng” trong mối quan hệ giữa bạn và người bị trầm cảm để bạn không bị ảnh hưởng bởi họ.
  • Đừng tin vào giả thiết người bệnh không cần đi gặp bác sĩ. Hãy gợi ý nhờ đến sự giúp đỡ của chuyên gia.
  • Hãy quan tâm đến mọi người. Mỗi nụ cười và bài viết hoàn hảo trên Instagram có thể che giấu rất nhiều vấn đề nghiêm trọng.

 

Bạn đã bao giờ giúp đỡ một người bệnh trầm cảm chưa? Bạn có phương pháp riêng để giúp đỡ họ không? Hãy chia sẻ để mọi người có thể tham khảo nhé!

Nguồn: BrightSide

Dịch: Khê Khê

Leave a comment